Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm Nhạc
Vọng cổ đi cùng năm tháng
Trong một dịp trà dư tửu hậu, khi câu chuyện tình cờ lan man tới mấy bài vọng cổ, bỗng có người cất tiếng hỏi vẻ ngạc nhiên: “Giờ còn nghe loại nhạc đó sao?”. Câu hỏi mà cũng như câu trả lời của người hỏi, rằng đó là loại nhạc xưa cũ rồi, giờ đâu hợp thời nữa! Có thể đoán người đặt câu hỏi trên chưa bao giờ mê vọng cổ, bởi bất cứ khán thính giả mộ điệu nào cũng có thể nhận ra đây là “món ăn” được chế biến khá đa dạng khẩu vị. Những biến chuyển kỳ thú trong suốt quá trình hình thành và phát triển bài bản vọng cổ cho thấy cách nhìn về vọng cổ như một thể nhạc đóng khung những gì cũ kỹ, rêu phong là sai lầm. Nói cách khác, vọng cổ rất biết “sống với thời cuộc”.

 









Từ phải qua: nghệ sĩ Bạch Tuyết, nghệ sĩ Minh Vương và nhạc sĩ Thanh Hải. Ảnh chụp từ video chương trình dạy đàn ca vọng cổ online trên kênh Youtube - NSND Bạch Tuyết.

Từ Dạ Cổ Hoài Lang đến “vọng cổ 6 câu”


Nền tảng ban đầu của bài bản vọng cổ là bản Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu được phổ biến rộng rãi vào khoảng giữa thập niên 1920. Bản nhạc đã trải qua gần một thế kỷ mà cho đến nay, mỗi khi ngân lên, nó vẫn khiến người nghe thấy dâng trào cảm xúc. Nói như thế để thấy dù Dạ cổ hoài lang có giá trị lớn ở phương diện âm nhạc, nhưng cũng từ rất sớm, các nhạc sĩ tham gia phát triển bài bản vọng cổ đã không chịu dừng lại ở thể thức câu nhịp đôi của bản nhạc này. Bởi bản gốc tuy “hay thì thật là hay”, nhưng câu nhịp đôi không thỏa mãn nhu cầu viết lời của các soạn giả.


Thế nên trải qua mấy thập kỷ, câu vọng cổ được phát triển lên nhịp tư, nhịp tám..., nhịp 32, nhịp 64... Rồi qua sự gạn lọc những gì hay nhất, tinh túy nhất, cấu trúc vọng cổ 6 câu nhịp 32 đã trở thành “mực thước” cho việc sáng tác một bản vọng cổ ăn khách kể từ thập niên 1950, mà tiêu biểu như Đội gạo đường xa của soạn giả Kiên Giang hay Gánh nước đêm trăng, Tu là cội phúc của Viễn Châu.


Tân cổ giao duyên - biến thể đình đám


Nhưng khoảng đầu thập niên 1960, bản vọng cổ 6 câu bắt đầu gặp thách thức. Theo một số tư liệu, doanh số của các hãng băng đĩa chuyên sản xuất các chương trình vọng cổ ở Sài Gòn lúc đó bị sụt giảm mạnh. Họ đã quy tụ những soạn giả, những chuyên gia âm nhạc vào cuộc tìm kiếm hướng đi mới cho bài vọng cổ. Kết quả là sự xuất hiện một “dòng nhạc biến thể” - tân cổ giao duyên - kết hợp vọng cổ với tân nhạc. Ở đó, bài vọng cổ được rút ngắn chỉ còn 4 câu và sắp xếp hát xen kẽ với các đoạn tân nhạc. Sự chuyển biến âm hưởng giữa đàn ca nhạc cổ và nhạc mới đã đem đến cho người nghe những khoái cảm mới lạ. Cùng với sự sinh động đầy sức quyến rũ đó là cảm hứng sáng tác như nước vỡ bờ, tân cổ giao duyên trở nên thịnh hành - từ thành thị tới thôn quê - trong suốt thời gian dài và vẫn sống đến hôm nay, đóng góp vào kho tàng văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam một lượng bài tân cổ đồ sộ.


Và không thể không nói tới sự cởi mở, tính dung nạp đến không ngờ của tân cổ giao duyên. Gần như không có giới hạn trong lựa chọn thể loại tân nhạc để soạn thành các bài tân cổ. Không chỉ với những bản dân ca, những điệu ru có âm hưởng gần với ngũ cung; không chỉ với dòng nhạc quê hương hay những “giai điệu kể chuyện” của nhạc bolero, vọng cổ như nước tràn cả vào những day dứt thị thành trong các bản slow-rock (Tình đời, Thành phố buồn, Nếu ta đừng quen nhau...), những điệu nhạc nhảy du nhập từ phương Tây như valse, tango..., hay tân nhạc thính phòng như Đêm đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, Suối mơ của Văn Cao hay Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. Tân cổ cũng không từ nhạc kích động, như với bài 100 phần trăm được nhiều người biết đến qua giọng ca Hùng Cường và Mai Lệ Huyền. Sau năm 1975, nhiều bài “tân cổ nhạc đỏ” như Dòng sông quê em, Hãy yên lòng mẹ ơi, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Tiếng chày trên sóc Bombo... được đông đảo khán thính giả yêu thích.


Minh Vương, Bạch Tuyết và vọng cổ đời mới


Rồi cơn lốc Internet và công nghệ thông tin - truyền thông ập tới. Thế giới đa cực ngày càng “phẳng”. Theo nhìn nhận của nghệ sĩ Minh Vương, sự xuất hiện của nhiều món ăn tinh thần, nhiều bộ môn nghệ thuật mới khiến không gian và cả quỹ thời gian dành cho cải lương nói chung bị thu hẹp lại. Nhất là với giới trẻ, những khát khao tìm đến với thế giới rộng mở hay việc họ bị cuốn hút vào các hình thức giải trí mới âu cũng là lẽ tất nhiên. Nhưng ông có lòng tin khán thính giả chưa bao giờ bỏ rơi cổ nhạc, chỉ là nó cũng nên được làm cho mới mẻ hơn. Cũng vậy, nghệ sĩ Bạch Tuyết cho rằng sự phát sinh và giao thoa giữa nhiều loại hình văn hóa - giải trí mới hình thành nên những cảm thức thẩm mỹ mới trong giới trẻ. Do vậy, vọng cổ cần một phong cách mới phù hợp những cảm thức thẩm mỹ đó.


Và để đi cùng với nhịp đập thời đại, những sáng tác vọng cổ gần đây ngày càng tinh gọn hơn. Theo mô típ bài tân cổ trước đây thì thời lượng trình bày mỗi bản mất khoảng 8 phút. Nay, bài vọng cổ “gói” cả câu chuyện cũng chỉ trong 5 phút. Các soạn giả không viết 4 câu vọng cổ nữa mà rút xuống chỉ còn 2 câu xen với tân nhạc hay điệu lý hoặc bài bản khác trong nghệ thuật cải lương. Trong dòng biến chuyển đó của vọng cổ, những cải biến của hai nghệ sĩ gạo cội Minh Vương và Bạch Tuyết rất đáng chú ý. Bởi họ thuộc thế hệ nghệ sĩ tiền bối nhưng vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đem nghệ thuật cổ truyền đến gần hơn với giới trẻ.


Túy ca là bản tân cổ mới nhất của nghệ sĩ Minh Vương cùng soạn giả Đăng Minh (lấy phần tân nhạc trong ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Châu Kỳ). Đây là một trong những sáng tác tiêu biểu cho khuynh hướng “vọng cổ 5 phút”. Cả bài là sự phối trộn liên tục giữa tân và cổ nhạc, chèn cả tân nhạc vào trong lòng nhịp của câu vọng cổ. Thậm chí, khôi nguyên vọng cổ Minh Vương còn hát tân nhạc theo cách ca và trên nền nhạc vọng cổ. Người thưởng thức thấy tân nhạc cũng như cổ nhạc lúc thoắt ẩn thoắt hiện, lúc lại giao hòa, lôi cuốn không ngừng.


Ông cũng không ngần ngại đưa vọng cổ vào những bài nhạc pop, có phong cách lời lẽ trực tiếp của giới trẻ hôm nay như Nhỏ ơi, Vợ người ta, Bạc trắng tình đời... Bằng những tâm tình của tình yêu tuổi hoa mộng, bằng nền nhạc đệm sôi động với tiết tấu nhanh, mạnh ở các đoạn tân nhạc và nhịp vọng cổ cũng nhanh hơn, thậm chí hát như “rap” trong Thằng bờm, nghệ sĩ Minh Vương đã tạo một phong cách rất mạnh mẽ cho các bài tân cổ.


Với nghệ sĩ Bạch Tuyết, sự làm mới vọng cổ của bà theo một cách đằm thắm hơn về âm nhạc nhưng không kém phần táo bạo về ý tưởng. Bà liên tục trình làng những phiên bản vọng cổ hoặc tân cổ của các bản nhạc “hit” đang thu hút hàng trăm ngàn, hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu lượt “view” của giới trẻ trên Youtube. Khán giả trẻ được chứng kiến một nữ nghệ sĩ tuổi mẹ ca vọng cổ bằng những lời lẽ và phong cách rất trẻ trung trong Người lạ ơi, Lạc trôi, Em gái mưa, Chạm khẽ tim anh một chút thôi hay Sống xa anh chẳng dễ dàng...


Khán, thính giả cũng đã hết sức bất ngờ khi nghệ sĩ Minh Vương kết hợp cả ca trù và dân ca Nam bộ vào bài vọng cổ Ngẫu hứng Chí Phèo (cũng có thể xem đây là một tiểu phẩm ca diễn). Ông còn hát Lý quạ kêu và Vọng kim lang trên một nền nhạc đệm rất mạnh mẽ. Trong khi đó, nhiều bản tân cổ của nghệ sĩ Bạch Tuyết lại đậm chất thính phòng với tân nhạc của Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Phú Quang..., được hòa âm phối khí nhuần nhị ở những đoạn chuyển giữa tân và cổ nhạc.


Thách thức sáng tạo


Cũng cần phải nói hiện đã thấy xuất hiện tại các cuộc thi hát của giới trẻ sự kết hợp hát nhạc rock, rap với ca vọng cổ, thậm chí hát các thể điệu cải lương, hồ quảng trên nền nhạc EDM (nhạc làm từ các thiết bị điện tử) rất sôi động. Nhưng có lẽ những thể nghiệm như của Minh Vương và Bạch Tuyết dễ được lớp khán giả trung niên chấp nhận hơn bởi những ý tưởng cách tân của các nghệ sĩ lão luyện là trên nền tảng của mấy mươi năm dày dạn kinh nghiệm hát tân cổ giao duyên cùng một tình yêu tha thiết đối với những làn điệu cổ nhạc.


Nhưng thường thì sự cách tân nào cũng phải đối diện với sự đa dạng nhân sinh quan-nghệ thuật. Ngày trước, khi tân cổ giao duyên ra đời, nó cũng từng vấp phải những phản ứng khá nặng nề khi bị cho là lai căng, là phá vỡ tinh hoa vọng cổ. Tuy vậy, vườn hoa nghệ thuật lại muôn màu mà sự khoe sắc của nó đến từ môi trường tự do sáng tạo. Khán thính giả cũng có nhiều “gu” thưởng thức. Tất nhiên, mức độ thành công của mỗi sự cải biến là khác nhau, thời gian sẽ trả lời và có lẽ nên chọn thước đo là mức độ chấp nhận của công chúng. Gìn giữ bản sắc là việc khó nhưng phát huy nó cũng không dễ dàng hơn. Thấy điều này để cảm ơn những “cây cổ thụ” Minh Vương, Bạch Tuyết khi các ông, bà vẫn tiếp tục dấn thân vào phần công việc rất khó và chấp nhận thử thách.


Thay lời kết


Như nghệ sĩ Minh Vương chia sẻ, nghệ sĩ là phải luôn làm mới nghệ thuật, làm mới mình, và vẫn còn đó những giá trị của vọng cổ đã được khẳng định qua thời gian. Quả thật, nhìn lại đường đi của bài bản vọng cổ gần một thế kỷ qua, có thể thấy vẻ đẹp âm nhạc của vọng cổ khá vững bền. Cho dù tân cổ đã bước thêm nhiều bước nhưng không vì vậy mà Dạ cổ hoài lang hay “vọng cổ 6 câu” bị đẩy lùi vào quá khứ. Nay, những ai ghiền vọng cổ vẫn cứ mê say mỗi khi nghe Sầu vương ý nhạc, Lòng dạ đàn bà hay Tình anh bán chiếu dài tận... 6 câu! Do vậy, giới mộ điệu có thể vững tin vọng cổ sẽ không đi tới mức quên cả đường về.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường (12-04-2024)
    Chờ đợi 'bữa tiệc' âm nhạc đa sắc màu tại Lễ trao giải Cống hiến 2024 (26-03-2024)
    Nam ca sĩ nổi tiếng hàng đầu showbiz Việt một thời phải bán hết tài sản để chữa bệnh (12-03-2024)
    Lời chúc Tết bằng tiếng Anh năm Giáp Thìn hay và ý nghĩa nhất (08-02-2024)
    Cát-xê nữ ca sĩ hàng đầu showbiz khiến nhiều người ngỡ ngàng: Kiếm vài trăm tỷ đồng chỉ trong vài tháng! (29-01-2024)
    Giám đốc Nhạc viện TP.HCM: 'Lưu Thiên Hương và Minh Huyền nhận sai' (16-01-2024)
    Đi hát đám cưới miền Tây, nữ ca sĩ Bolero được trả cát-xê bằng một chiếc xe hơi? (25-12-2023)
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên vừa thoát cơn nguy kịch (15-12-2023)
    Toàn cảnh vụ nghệ sĩ Kim Tử Long bị dọa đánh khi hát hội chợ (09-12-2023)
    Ca sĩ trẻ tuổi nhất được phong tặng Nghệ sĩ nhân dân là ai? (06-12-2023)
    Nữ ca sĩ Việt được mời đi hát đám cưới với cát xê 300 triệu đồng: Danh tính chẳng ai xa lạ! (04-12-2023)
    Diva Mỹ Linh: 'Tôi và ông xã Anh Quân giờ coi nhau như tình bạn' (03-12-2023)
    Đàm Vĩnh Hưng thừa nhận thời trẻ thua một sao nam Vbiz, danh tính chẳng ai xa lạ! (27-11-2023)
    HOT: Nhóm nhạc huyền thoại Westlife sẽ mang tour diễn thế giới đến Việt Nam vào tháng 11 năm nay! (19-09-2023)
    Vừa bán G63, Hiền Hồ đã chuyển sang lái môtô (05-09-2023)
    Người trong cuộc bóc trần sự thật ca sỹ Jack tự ý dùng hình ảnh Messi (04-09-2023)
    NewJeans 'cháy hết mình' tại lễ hội Lollapalooza ở Mỹ, bất ngờ dính nghi vấn hát nhép (07-08-2023)
    Bằng Kiều hoài niệm, trải lòng về những bức thư tay đặc biệt (06-08-2023)
    Ca sĩ Phương Thanh chính thức công khai là bóng hồng của nhạc sĩ Đức Trí (02-08-2023)
    Náo loạn việc bán lại vé concert BlackPink ở Hà Nội (11-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Để có được những thế hệ đong đầy các nhà hát (30-10-2018)
    ‘Love me do’, bài hát khởi đầu cho huyền thoại Beatles (28-10-2018)
    Tương lai của nhạc cổ điển trong thời đại nhạc Pop (26-10-2018)
    "Trầu cau" trong nền tân nhạc Việt Nam (19-10-2018)
    Tìm hiểu thú thưởng thức âm nhạc của người xưa qua truyện Kiều (19-10-2018)
    Thiếu phụ Nam Xương, ai giải oan cho nàng? (16-10-2018)
    Đường nào lên chốn thiên thai? (15-10-2018)
    Những điều cần biết về Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (11-10-2018)
    Hát Chầu văn – một loại hình ca nhạc cổ truyền độc đáo (30-09-2018)
    Âm nhạc truyền thống trong cuộc sống hôm nay (28-09-2018)
    Bằng Kiều và xúc cảm ngọt ngào về người phụ nữ trong mơ (25-09-2018)
    Bàn về sức mạnh của âm nhạc (22-09-2018)
    10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử (18-09-2018)
    Bằng Kiều tiết lộ ca khúc được khán giả yêu thích nhất trong sự nghiệp (16-09-2018)
    Ba trụ cột của nền âm nhạc cổ điển: Sonata, Concerto và Symphony (14-09-2018)
    Á hậu Trịnh Kim Chi nói gì khi bị nghi bỏ nghề diễn để lấn sân ca hát? (11-09-2018)
    Như Quỳnh “nối lại tình xưa” với Mạnh Quỳnh trên sân khấu Thủ đô (05-09-2018)
    “Nhạc Việt đa đạng và đầy thách thức...” (03-09-2018)
    "Truyền nhân" của Ngọc Sơn làm liveshow để "chặt chém" khán giả? (30-08-2018)
    Tận Cùng Nỗi Nhớ (18-08-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152758266.